CÂU CHUYỆN MÙA BÓNG ĐÁ CHÂU ÂU 2016

Câu chuyện bóng đá ở Đức vốn không mang nhiều mầu sắc chính trị. Tự nhiên vừa qua một Phó Chủ tịch Đảng AfD, một đảng vốn đang bị coi là cực hữu, lại chụp cho nó cái mũ chính trị, làm dấy lên làn sóng nho nhỏ trong dư luận Đức. Ông Alexander Gauland nói với Báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung „Nhiều người thấy Boateng là cầu thủ bóng đá tốt, nhưng họ không muốn có anh ta làm hàng xóm“.

Boateng-Gauland_image_660

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức Grindel cho ý kiến này là „vô duyên“ và ông Gauland chỉ lợi dụng sự nổi tiếng của Boateng cũng như của Mannschaft để phục vụ mục tiêu chính trị. Oliver Bierhoff người quản lý của Mannschaft thì cho biết đây không phải lần đầu chúng tôi phải đối diện với những phát biểu kiểu này. Còn Bộ trưởng Tư pháp Heiko Maas viết trên Twitter „đơn giản là vô vị và không thể chấp nhận được, tự lột mặt nạ và cho thấy không chỉ là hàng xóm xấu“. Đến Thủ tướng Merkel cũng phải lên tiếng. Sau đó ông Gauland lại biện minh là mình không nói thế và cũng còn không biết Boateng là người da mầu. Trên thực tế cầu thủ này có mẹ là người Đức, bố là người Ghana, sinh ở Berlin năm 1988 và do đó có quốc tịch gốc là Đức.

Trong Mannschaft hiện nay không chỉ Boateng bị công kích do mầu da và nguồn gốc nước ngoài. Trên thực tế gần nửa số cầu thủ Đức tham gia đội tuyển quốc gia có nguồn gốc nhập cư hay pha lẫn giữa Đức và nước ngoài, nhưng đều bị dân tình coi là người có gốc nhập cư hết (tiếng Đức mới có từ nghe hơi dài và hơi ngộ : „Menschen mit Migrationshintergrund“ thay cho từ „Ausländer“ hay „Fremder“).

Cầu thủ Emre Can sinh 1994 gốc Thổ, Shkodran Mustafi 1992 gốc Anbani, Macerdonia, Sami Khedira 1987 gốc Tunisi, Mesut Özil 1988 gốc Thổ, Mario Gomez 1985 Tây Ban nha, Loroy Sane 1996 Senegal. Tất cả số này đều sinh ở Đức, có mẹ là người Đức.

Một số không sinh ở Đức hoặc có mẹ là người Đức nhưng lại thuộc những trường hợp khá đặc biệt : Miroslav Klose và Lucas Podolski sinh ở Schlesien, Ba Lan, nhưng vùng đất này vốn trước kia thuộc Đế chế Đức. Marko Marin sinh ở Bosnien-Herzegovina. Ba cầu thủ này đều đến Đức từ nhỏ và lớn lên ở Đức. Cầu thủ Cacau là người duy nhất có quốc tịch Đức do nhập tịch.

Như vậy mọi người đều khẳng định „die Mannschaft ist 100% deutsch“ tức Đội tuyển Đức 100% là Đức. Ấy thế mà nỗi ám ảnh về phân biệt chủng tộc vẫn đeo đuổi họ suốt trong cuộc sống và cả trên sân cỏ.

http://www.faz.net/aktuell/politik/inland/afd-vize-gauland-beleidigt-jerome-boateng-14257743.html

http://www.spiegel.de/politik/deutschland/afd-frauke-petry-instrumentalisiert-mekka-reise-von-mesut-oezil-a-1095898.html#ref=recom-veeseo

Câu chuyện mới hôm qua làm người ta lo ngại đến những điều xấu trong tương lai. Khi Quốc hội Đức thông qua Nghị quyết ngày 2/6 lên án vụ thảm sát một triệu rưỡi người Armeniern, người các chủng tộc khác và tín đồ thiên chúa giáo  của Đế quốc Osman cách đây đúng một thế kỷ và gọi đó là „diệt chủng“ thì phía Thổ và đặc biệt Tổng thống Erdogan đã phản ứng khá dữ dội. Điều đặc biệt là ông đòi truy tố những nghị sĩ Quốc hội Đức gốc Thổ vì tội đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết này. Thực tế những nghị sĩ gốc Thổ này không còn quốc tịch Thổ nữa.

Podolski và Klose cũng đã từng bị cổ động viên Ba Lan chửi là phản quốc khi đá vào gôn Ba Lan trong một trận giao hữu. Vừa qua Özil đăng ảnh trong trang phục hồi giáo tại Mec-ca khi anh hành hương về thánh địa của Hồi giáo cũng làm nhiều người đặt câu hỏi „mục đích là gì?“. Nhiều cảnh sát Đức gốc Thổ cũng bị người Thổ chửi là „phản bội“ khi tham gia dẹp trật tự ở những khu đông người Thổ ở Berlin.

13260080_1430547847023783_2429086172197358544_n

Con đường đến một xã hội „Multi-Kulti“ đa văn hóa quả là còn quá xa vời hay như một số người cực đoan thì cho rằng ý tưởng về một xã hội đa văn hóa ở Đức đã bị phá sản từ lâu.

Nhân mùa Europa Meisterschaft EM 2016 bàn chuyện bóng đá nhưng lại không là chuyện đá bóng.

Leave a comment